Tổ yến nổi tiếng là một loại thực phẩm quý giá với giá thành đắt đỏ. Có nhiều công dụng bổ dưỡng như tăng cường sức đề kháng, làm đẹp và chữa bệnh. Thế nhưng, không phải ai cũng biết tổ yến được làm từ gì? Quy trình hình thành tổ yến ra sao? Cho nên, bài viết hôm nay của Yến Sào Vạn Xuân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này!
Tổ yến được làm từ gì?
Tổ yến giống với tên gọi của nó, là tổ của loài chim yến, loài chim này thường làm tổ ở ngoài đảo hoang, các vách đá dựng hay nuôi trong nhà yến được xây dựng riêng. Tổ yến được làm từ chính nước bọt của chim yến, dịch tiết từ nước bọt sẽ tạo thành các sợi tơ gắn kết với nhau rất chắc chắn tạo thành tổ, đây sẽ là nơi để chúng đẻ trứng, ấp trứng và nuôi chim yến non. Tổ yến có hình múi cau hay hình như cái chén bổ đôi, thường có màu trắng ngà.
Thông thường, chim yến sẽ mất khoảng 1 tháng để làm tổ. Tổ yến cũng thường thu hoạch được nhiều vào cuối tháng 3 tới giữa tháng 6 hằng năm trước khi yến đẻ trứng.
Tổ yến được hình thành như thế nào?
Khi đã nắm được tổ yến được làm từ gì? Tiếp theo đây bạn cũng nên biết tổ yến được hình thành như thế nào? Liệu có phải được làm từ các loại lá hay là lông chim yến không?
Đối với tổ yến đảo
Chim yến đảo luôn thích chọn những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 2 lux để làm tổ, đồng thời tránh những kẻ thù như cú mèo, dơi,…Cụ thể sẽ là các hang động, vách đá có lòng rộng, thoáng cùng điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự hình thành của tổ yến.
Tổ yến vô cùng chắc chắn với mục đích tránh khỏi những tác động của ngoại cảnh. Khi bắt đầu đẻ trứng, chim yến cũng sẽ nhả một lượng nước bọt vào bên trong tổ để giúp chim non sinh ra có thể có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Nhờ tác động của môi trường cùng với các chất từ hang đá. Vậy nên một số tổ yến màu trắng chuyển sang màu đỏ, hồng, cam hoặc nâu rất có giá trị. Tổng cả quá trình làm tổ yến đảo này sẽ kéo dài khoảng từ 30-35 ngày.
Quy trình làm tổ yến đảo như sau:
- Khi mùa sinh sản tới, những đôi yến sẽ chọn vị trí thích hợp trên vách đá, hang động để làm tổ.
- Loài chim yến thường kiếm ăn ban ngày, làm tổ về đêm và do con đực đảm nhiệm.
- Tới đêm, tuyến nước bọt chim yến phát triển và cơ hàm ép nước bọt tiết ra. Lúc đó chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ.
- Chim yến đu mình ở trên mép tổ và chúc đầu xuống dưới để tiếp tục tiết nước bọt làm tổ.
- Cấu trúc tổ yến dần hình thành nhưng lúc đầu sẽ thưa như xơ mướp, sau đó mới được dệt chặt chẽ.
- Khi tổ yến hoàn thành cũng là lúc chim yến sắp đẻ.
Trải qua nhiều đêm, tổ yến sẽ được hình thành và bình quân mỗi đêm chim yến xây 1mm tổ yến. Khi tổ chim yến lớn, chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ và đu lên vách hay mép tổ quẹt vào lòng tổ để tạo ra nơi đặt trứng chim. Nếu tổ có lớp xơ mướp là có thể nhận ra rằng yến sắp đẻ trứng.
Đối với yến nhà
Chim yến nhà có các đặc tính giống yến đảo, chỉ khác ở địa điểm làm tổ sẽ là trong nhà. Chúng sẽ được dẫn dụ làm tổ trong nhà yến thông qua phương tiện hỗ trợ như âm thanh. Ngoài ra, yến nhà có chân yến không chắc chắn, tổ yến cong hình cánh cung chứ không giống chiếc chén như yến đảo.
Quá trình làm tổ:
- Vào ban ngày, chim yến sẽ đi kiếm ăn ngoài trời, ngoài biển bình thường.
- Khoảng 18h, chim yến nhà sẽ đi kiếm ăn về và nghỉ ngơi 30 đến 60 phút, sau đó bắt đầu làm tổ. Khoảng thời gian cặp chim yến làm tổ nhiều nhất sẽ từ 20h00 đến 3h00 sáng ngày hôm sau. Hơn nữa, số lần làm tổ và thời gian làm tổ cũng khác nhau qua từng giai đoạn.
- Giai đoạn đầu hình thành tổ khoảng 12 lần/ngày, khi tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng lên thành 15 lần/ngày. Thời gian một lần quẹt tổ ít nhất là 25 giây và cao nhất 7 phút. Chim làm tổ tới khi đẻ trứng thì dừng lại, tuy nhiên chúng vẫn quẹt vào chân tổ nhằm gia cố vững chắc.
- Chim yến nhà hoàn thành tổ trong khoảng 50 ngày và hoàn toàn làm bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt. Kích thước trung bình của tổ để chim yến đẻ trứng sẽ là R = 40 ÷ 50 mm.
- Với những tổ yến không khai thác, sau khi chim con rời tổ thì chim bố mẹ vẫn tiếp tục làm tổ chồng lên tổ cũ để dành cho lần đẻ sau, như vậy tổ yến sẽ dày thêm.
Lần đầu chim yến làm tổ có thể mất 4 tháng, nhưng những lần tiếp theo chỉ mất từ 1 tháng.
Do đó, một số lượng axit amin trong yến nhà sẽ không bằng, không có như yến đảo. Giá trị dinh dưỡng yến đảo vì vậy sẽ được đánh giá cao hơn.
Chu kỳ làm tổ yến như thế nào?
Trung bình một cặp chim yến sẽ sinh nở sau đó nuôi dưỡng khoảng từ hai đến ba lần trong 1 năm. Cụ thể thì chu kỳ từ làm tổ, sinh sản, ấp trứng cho tới nuôi chim con được tóm tắt như sau:
- Làm tổ từ 30 đến 32 ngày (4 tuần)
- Đẻ trứng từ 8 đến 14 ngày (1 – 2 tuần)
- Ấp trứng từ 22 đến 28 ngày (3 – 4 tuần)
- Nuôi con từ 47 đến 51 ngày (6 – 7 tuần)
- Nghỉ ngơi 7 ngày
- Làm tổ lại từ 30 – 32 ngày (4 tuần)
Trong đó:
- Yến nhà: Một năm có thể khai thác 3-4 lần nếu đàn yến đã ổn định. Chu kỳ sinh sản, tăng trưởng của chim yến nhà khoảng từ 3-4 tháng.
- Yến đảo: Vẫn sẽ tương tự yến nhà, 1 năm có thể khai thác tổ yến từ 3-4 lần.
Khi lấy tổ yến 4 lần trong 1 năm thì thời gian khai thác được rút ngắn. Người thợ sẽ lấy được tổ yến có chất lượng tốt cũng như sản lượng tổ yến trong năm sẽ nhiều hơn. Thế nhưng phương pháp này không thể bảo quản hay duy trì tốt đàn yến.
Hình dạng hình thành của tổ yến
Khi quan sát bằng mắt, chúng ta sẽ thấy được rằng tổ yến có hình dáng giống như nửa chén trà. Chiếc chén này úp vào và dính trên thành vách đá, thành nhà nuôi yến. Tổ yến cũng gồm nhiều phiến lớp xếp chồng lên nhau, vì mỗi đêm yến lại quẹt lớp đợi tới khi khô lại mới tiếp tục xây tổ.
Còn nếu xét về kích thước tổ chim yến thì lại khá đa dạng. Chúng có nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, nhưng hình dáng vẫn rất tương đồng. Giá thành của tổ yến cũng vì vậy mà phụ thuộc vào kích cỡ tổ yến. Hơn nữa nếu độ sạch tổ yến càng cao thì giá cũng cao hơn các loại tổ yến khác.
Với những thông tin chia sẻ tổ yến làm từ gì và quy trình hình thành tổ yến trên đây. Bạn sẽ có được những kiến thức thú vị nhưng đầy bổ ích!