Tại sao gọi là yến sào? Bật mí những điều thú vị đằng sau tên gọi

Yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng đã quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là có tác dụng lớn với những ai sức khỏe kém, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ biếng ăn, người bệnh nặng mới khỏi,…Vậy bạn có biết, tại sao gọi là yến sào? Theo dõi những thông tin sau của Yến Sào Vạn Xuân để có đáp án chính xác, đầy thú vị nhé!

Tại sao lại gọi là yến sào?

Theo tuyên truyền thì Trung Quốc thì đây là đất nước có công khai phá ra món ăn này. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện, yến sào đã được sử dụng để làm món ăn để dâng lên các bậc vua chúa. Các phương tiện kỹ thuật thời bấy giờ tuy còn chưa phát triển, vậy nhưng nhiều lang y đã nắm rõ được công dụng của tổ yến. Cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng cho con người một cách vượt trội nên xếp vào một trong tám loại thực phẩm quý thời bây giờ.

Về tên gọi, yến sào được cắt nghĩa: “Yến” là loài chim yến; “sào” là một nghĩa khác của từ “tổ”. Cho nên bạn có thể gọi món ăn này là tổ yến hoặc yến sào đều được.

Yến sào được tạo nên từ nước dãi của chim yến, có chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng với khả năng đông cứng lại sau vài giờ. Hiện nay, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà màu sắc yến sào sẽ thay đổi như: huyết yến, hồng yến, bạch yến…

tai-sao-goi-la-yen-sao-2
Sở dĩ gọi là yến sào bởi đây là loại thực phẩm được làm từ dãi của loài chim yến

Tìm hiểu về loài chim yến

Chim yến là loài chim thuộc phân họ Vũ yến (Apodidae). Vậy nên nhiều người khi mới nhìn qua sẽ bị nhầm lẫn với chim én.

Về đặc điểm, chim yến chân ngắn, không bao giờ đậu trên mặt đất, chủ yếu là ăn các loại côn trùng ngay trong khi bay. Chim yến mình nhỏ với khối lượng trung bình khoảng 12 – 13 gam. Phần lông thân trên màu đen nhạt và phần dưới xám đen. Chim yến hót không hay, cánh dài nhọn với chiều dài cánh trung bình 122mm. Đuôi ngắn, mắt màu nâu đen hạt nhãn và đặc biệt mỏ hơi cong dài khoảng 2mm.

Phần mỏ chim yến nhỏ và nhọn nên thích hợp cho việc bắt côn trùng trong không khí. Khi săn mồi, chúng mở đầu mỏ giống hình kim để bắt được mồi ở không gian nhỏ hẹp một cách chính xác. Chim yến cũng hay tạo ra các âm thanh gọi hót nhằm tương tác với đồng loại cũng như tìm kiếm bạn đời.

Tập tính của chim yến như thế nào?

Chim yến làm tổ và sinh sống dọc theo các khu vực từ ven biển cho tới vùng núi, thậm chí là ở độ cao  2.800 mét so với mực nước biển. Ngoài ra, chim yến là loài chim có quy luật sinh học kỳ lạ. Chúng sống thành từng đôi trong bầy đàn lớn và bay lượn liên tục, không bao giờ đậu chỗ nào khác ngoài tổ của mình.

Chim yến làm tổ ở những nơi vách núi dựng đứng
Chim yến làm tổ ở những nơi vách núi dựng đứng

Một tập tính đáng chú ý nhất của chim yến nằm ở khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc. Bởi chúng có thể bay xa vạn dặm nhưng vẫn luôn nhớ đường về nơi xuất phát ban đầu. Bên cạnh đó, tập tính chung thủy của chim yến cũng khiến chúng ta phải bất ngờ. Bởi khi mất đi bạn tình, chim yến sẽ không còn thiết sống trên cuộc đời nữa.

Tập tính làm tổ của chim yến rất đặc biệt khi được tạo nên bởi nước bọt tiết nhã qua ngày đêm của cả chim trống và chim mái. Khi tổ hình thành và được thu hoạch thì chim yến sẽ làm tổ mới. Mùa sinh sản của chim yến là vào mùa cuối tháng 3 cho tới giữa tháng 5. Thời gian chim yến làm tổ là 33 – 35 ngày dưới sự tích cực của chim trống cùng chim mái. Tổ yến hình thành có hình dạng giống cái bát đan, đan xen với nhau bằng những sợi nước bọt.

Loài chim yến thường sống trong những hang động, khe đá, vách đá hoặc nhà nuôi. Tổ yến sẽ có màu trắng đục, được làm bằng lớp nước bọt cứng được gắn liền với đá. Chiều dài khoảng 6cm, chiều ngang khoảng 1,5 cm, trọng lượng khoảng 14 gram.

Bên cạnh đó, tập tính di cư của loài chim yến đầy ấn tượng, kéo dài hàng nghìn dặm, băng qua các vùng lãnh thổ, qua các lục địa. Mục đích là tìm kiếm được môi trường đẻ trứng thuận lợi cùng với nguồn thức ăn phong phú.

Những thông tin trên đây đã giải đáp tới bạn câu hỏi tại sao gọi là yến sào? Cùng với đó là đặc điểm và tập tính của loài chim yến hiện nay. Ngoài ra, hãy thường xuyên ghé thăm chúng tôi để cập nhật nhiều topic thú vị khác nữa nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *